Cách xem file log trong Linux

Cách xem file log trong Linux

Hầu như tất cả các file log(nhật ký) trong Linux được lưu trong thư mục /var/log (và các thư mục con của nó). Bạn có thể vào thư mục này bằng các sử dử dụng lệnh cd, nhưng bạn phải có quyền root.  Bạn có thể dùng lệnh less, more, cat hoặc tail để xem các file log.

 

Để vào thư mục /var/logs bạn gõ lệnh:

# cd /var/logs

Để xem file log /var/log/messages bạn có thể dùng một trong các lệnh sau:

# tail -f /var/log/messages
# less /var/log/messages
# more -f /var/log/messages
# vi /var/log/messages

Khi đó màn hình sẽ xuất hiện thông tin tương tự như sau:

Jul 17 22:04:25 router  dnsprobe[276]: dns query failed
Jul 17 22:04:29 router last message repeated 2 times
Jul 17 22:04:29 router  dnsprobe[276]: Primary DNS server Is Down... Switching To Secondary DNS server
Jul 17 22:05:08 router  dnsprobe[276]: Switching Back To Primary DNS server
Jul 17 22:26:11 debian -- MARK --
Jul 17 22:46:11 debian -- MARK --
Jul 17 22:47:36 router  -- MARK --
Jul 17 22:47:36 router  dnsprobe[276]: dns query failed
Jul 17 22:47:38  debian kernel: rtc: lost some interrupts at 1024Hz.
Jun 17 22:47:39  debian kernel: IN=eth0 OUT= MAC=00:0f:ea:91:04:07:00:08:5c:00:00:01:08:00 SRC=61.4.218.24 DST=192.168.1.100 LEN=60 TOS=0x00 PREC=0x00 TTL=46 ID=21599 DF PROTO=TCP SPT=59297 DPT=22 WINDOW=5840 RES=0x00 SYN URGP=0

Dưới đây là tên các file log trong Linux và thông tin về chúng:

  • /var/log/message: thông tin chung về hệ thống
  • /var/log/auth.log: các log về xác thực
  • /var/log/kern.log: các log về nhân của hệ điều hành
  • /var/log/cron.log: các log về dịch vụ Crond (dịch vụ lập lịch chạy tự động)
  • /var/log/maillog: Các log của máy chủ email
  • /var/log/qmail/ : Thư mục log của phân mềm Qmail
  • /var/log/httpd/: Thư mục log truy cập và lỗi của phần mềm Apache
  • /var/log/lighttpd: Thư mục log truy cập và lỗi của phần mềm Lighttpd
  • /var/log/boot.log : Log của quá trình khởi động hệ thống
  • /var/log/mysqld.log: Log của MySQL
  • /var/log/secure: Log xác thực
  • /var/log/utmp hoặc /var/log/wtmp : file lưu bản ghi đăng nhập
  • /var/log/yum.log: các log của Yum log files

Tóm lại /var/log là nơi lưu trữ tất cả các file log trong Linux. Tuy nhiên một  vài ứng dụng như httpd lưu vào thư mục riêng của chúng là thư mục con của thư mục  /var/log/. Bạn có thể xoay vòng các file log bằng công cụ logrotate và quản lý các file log bằng công cụ  logwatch.

Install Subversion server in CentOS 6.4 / RHEL 6.4 / Scientific Linux 6.4

Subversion is a free open source version control system used to manage files/directories and the changes of them made all time. It allows us to recover the older files/directories and examine the history of your files/directories how they are changed all over time.

Installation

Install Subversion as shown below.
root@server ~]# yum install -y subversion mod_dav_svn
If you haven’t install apache already the above command will install it respectively.

Configure Subversion

Open the subversion config file ‘/etc/httpd/conf.d/subversion.conf and edit as follows.

[root@server ~]# vi /etc/httpd/conf.d/subversion.conf 
LoadModule dav_svn_module     modules/mod_dav_svn.so
LoadModule authz_svn_module   modules/mod_authz_svn.so
##Add the following lines ##
<Location /svn>
DAV svn
SVNParentPath /var/www/svn
AuthType Basic
AuthName "Subversion repositories"
AuthUserFile /etc/svn-auth-users
Require valid-user
</Location>
#
# containing Subversion repositories, "/var/www/svn".  Each repository
# must be both:
#
#   a) readable and writable by the 'apache' user, and
#
#   b) labelled with the 'httpd_sys_content_t' context if using
#   SELinux
#
# Example configuration to enable HTTP access for a directory
Now create a new user for Subversion called “sk” for instance.
[root@server ~]# vi /etc/httpd/conf.d/subversion.conf 
[root@server ~]# htpasswd -cm /etc/svn-auth-users sk
New password: 
Re-type new password: 
Adding password for user sk

Create and configure Subversion Repository

Create a directory for subversion repository under ‘/var/www/’ directory.
[root@server ~]# mkdir /var/www/svn
[root@server ~]# cd /var/www/svn/
[root@server svn]# svnadmin create ostechnix_repo
[root@server svn]# chown -R apache.apache ostechnix_repo/

Note: If you enabled SELinux, run the following commands to change the SELinux context security.

[root@server svn]# chcon -R -t httpd_sys_content_t /var/www/svn/ostechnix_repo/
[root@server svn]# chcon -R -t httpd_sys_rw_content_t /var/www/svn/ostechnix_repo/
Make sure that you have opened the apache default port ’80′ through iptables.
[root@server svn]# vi /etc/sysconfig/iptables
-A INPUT -p udp -m state --state NEW --dport 80 -j ACCEPT
-A INPUT -p tcp -m state --state NEW --dport 80 -j ACCEPT

Restart the iptables to save the changes.

[root@server svn]# /etc/init.d/iptables restart
iptables: Flushing firewall rules:                         [  OK  ]
iptables: Setting chains to policy ACCEPT: filter          [  OK  ]
iptables: Unloading modules:                               [  OK  ]
iptables: Applying firewall rules:                         [  OK  ]

Start/Restart Apache

[root@server svn]# /etc/init.d/httpd start
Starting httpd:                                            [  OK  ]
[root@server svn]# chkconfig httpd on

Test Subversion

Fire up your terminal and enter the following URL http://ip-address/svn/ostechnix_repo in the address bar. Enter the username and password of Subversion user which you have created earlier.
Now you will get the Subversion repository home page.

Disable anonymous access

If you want to disable the anonymous user to access the repository, just  edit the following line in‘ostechnix_repo/conf/svnserver.conf file.
[root@server ~]# vi /var/www/svn/ostechnix_repo/conf/svnserve.conf 
## Line no 12 - Uncomment and Change to 'none' ##
anon-access = none
## Line No 27 - Uncomment to enable acess control ##
authz-db = authz

Create additional links(directories) under Subversion Repository.

Create some sample directories in any place and import them to your Subversion repository.
[root@server ~]# mkdir subversion-templates
[root@server ~]# cd subversion-templates/
[root@server subversion-templates]# mkdir softwares
[root@server subversion-templates]# mkdir updates
[root@server subversion-templates]# mkdir fixes
Now import the sub directories using the command ‘svn import’.
[root@server ~]# svn import -m 'Initial import' subversion-templates/ http://192.168.1.200/svn/ostechnix_repo/
Adding         subversion-templates/updates
Adding         subversion-templates/softwares
Adding         subversion-templates/fixes
Committed revision 2.
Now check for the changes in your repository.
Now your newly created directory structure will be listed under your main repository. Thats it.

Cấu hình Apache lắng nghe trên nhiều Port

Để cấu hình trước hết đăng nhập vào Cloud Server với quyền root và chỉnh sửa file:/etc/httpd/conf/httpd.conf

Bạn sẽ thấy dòng như sau:

Thêm cấu hình để Apache lắng nghe trên port khác nhau (ví dụ 80 & 8080)

Kế tiếp thay đổi cấu hình VirtualHost cho port mới thêm:

Khởi động lại Apache

 

Installing GNOME GUI on CentOS 6.5

In my earlier post, I showed us how to Install CentOS 6.4 on VirtualBoxusing the minimal version which runs on CLI. Now I would show us how to install a GUI desktop environment on CentOS. For the purpose of this post, I will install GNOME Desktop and install some optional packages

Step 1: Install desktop packages

– Log into CentOS using root account. Run the following command:

yum -y groupinstall "Desktop" "Desktop Platform" "X Window System" "Fonts"

centos-gnome01

– Wait until install is over

centos-gnome02

Step 2: Enable boot up to GUI mode

– Open the file “inittab” with following command:

# vi /etc/inittab

– Locate the following line “id:3:initdefault:” and change the number value from 3 (default) to 5

centos-gnome03

– Save changes and reboot machine with following command

# init 6

– On Welcome screen, click Forward

centos-gnome04

– Accept License Agreement and click Forward

centos-gnome05

– Enter username for non-administrative account

centos-gnome06

– Set current Date and Time and click Finish

centos-gnome07

– Now login with the newly created account

centos-gnome08

– There you are, a nice looking desktop to mess about with :)

centos-gnome09

Note: You can switch from GUI to CLI mode manually by using following method:

GUI to CLI: Ctrl + Alt + F6
CLI to GUI: Ctrl + Alt + F1

Step 3: Install optional packages: You can install additional packages either via the desktop GUI or via the CLI

– To install from desktop GUI, click on System > Administration > Add/Remove Software. Enter package name to install in search field and click Find. Check the package name desired and click Apply to install

centos-gnome10

– To install using the CLI, simply run the following command

# yum -y groupinstall "FTP server"

Any questions, please feel free to ask :)

Dùng Linux làm máy chủ chia sẻ tập tin cho người dùng Windows

Tác giả : Anh Lâm
Trong hệ thống mạng công ty hay văn phòng nhỏ hiện nay, nếu phải tốn thêm tiền mua một bản quyền Windows cho máy chủ lưu trữ và chia sẻ tập tin thì thực là một tốn kém không đáng có. Bạn có thể sử dụng Linux (phiên bản CentOS 5 chẳng hạn) miễn phí và mạnh mẽ cho loại máy chủ này.
Với CentOS5 có sẳn trên máy tính, bạn cần tải thêm dịch vụ Samba để thực hiện tính năng chia sẻ thư mục, tập tin và cả máy tin. Tải bốn tập tin cần thiết là:
samba-common-3.0.25b-1.el5_1.4.i386.rpm , samba-client-3.0.25b-1.el5_1.4.i386.rpm , samba-3.0.25b-1.el5_1.4.i386.rpm 
(tải từ ftp://ftp.muug.mb.ca/mirror/centos/5…tes/i386/RPMS/), 
system-config-samba-1.2.39-1.el5.noarch.rpm 
(từ http://mirror.centos.org/centos/5/os/i386/CentOS/

Sau đó chúng ta tiến hành cài đặt bằng lệnh rpm và tham số -ivh cho bốn tập tin đã tải.
[root@samba /]# rpm –ivh samba-common-3.0.25b-1.el5_1.4.i386.rpm
Preparing ########################### [100%]
samba-common ########################### [100%]

[root@samba /]# rpm –ivh samba-client-3.0.25b-1.el5_1.4.i386.rpm
Preparing ########################### [100%]
samba-client ########################### [100%]

[root@samba /]# rpm –ivh samba-3.0.25b-1.el5_1.4.i386.rpm
Preparing ########################### [100%]
samba ########################### [100%]

[root@samba /]# rpm –ivh system-config-samba-1.2.39-1.el5.noarch.rpm
Preparing ########################### [100%]
system-config-samba ########################### [100%]

Để chắc rằng việc cài đặt dịch vụ Samba đã hoàn tất, bạn có thể tiến hành kiểm tra lại bằng lệnh rpm với tham số -qa | grep samba. Kết quả trả ra nếu đầy đủ tên của cả bốn tập tin đã tải cài đặt là được..
[root@samba /]# rpm –qa | grep samba
samba-common-3.0.25b-1.el5_1.4.i386.rpm
samba-client-3.0.25b-1.el5_1.4.i386.rpm
samba-3.0.25b-1.el5_1.4.i386.rpm 
system-config-samba-1.2.39-1.el5.noarch.rpm 

Bước kế tiếp chúng ta cần làm là cấu hình máy chủ Samba. Bạn hãy tạo một thư mục mới có tên là chia_se_win (hoặc tên bất kỳ) ở thư mục gốc, rồi gán quyền truy cập là 777. 
[root@samba /]# mkdir /chia_se_win
[root@samba /]# chmod 777 –R /chia_se_win/

Rồi dùng lệnh vi thay đổi thay đổi tập tin cấu hình dịch vụ Samba có tên là smb.conf trong thư mục /etc/samba/, trong đó mục hosts allow, bạn thay bằng vùng địa chỉ mà bạn muốn cho các máy tính Windows truy cập vào máy chủ Linux này, phần security bạn thay vào giá trị user để Samba kiểm soát quyền truy cập bằng tên tài khoản và mật khẩu, và mục passdb backend bạn cho giá trị smbpaswd để xác định tập tin cơ sở dữ liệu mật khẩu Samba sẽ dùng. 
[root@samba /]# vi /etc/samba/smb.conf
hosts allow = 192.168.1.
…………………………………
security = user
sassdb backend = smbpasswd

Ở phần kế tiếp của tập tin smb.conf, chúng ta gõ vào một số tham số tương ứng với thư mục chia_se_win.
[share]
comment = Chia se cho may tinh Window
path = /chia_se_win
public = yes
writable = yes
printable = no

Như đã cấu hình ở trên với tham số passwd backend, do cách mã hóa mật khẩu của Linux và Windows khác nhau, nên chúng ta cần tạo một tập tin mật khẩu riêng mang tên smbpasswd theo cách hiểu của Windows, trong thư mục /etc/passwd.
[root@samba /]# cat /etc/passwd | mksmbpasswd.sh > /etc/samba/smbpasswd

Và cấp quyền truy cập tập tin là chỉ đọc và ghi cho tài khoản root của hệ thống:
[root@samba /]# chmod 600 /etc/samba/smbpasswd

Giả sử chúng ta muốn dùng Windows sử dụng tài khoản test (đã có sẳn trong Linux Samba) để đăng nhập vào Linux, chúng ta sẽ mã hóa lại tài khoản test này.
[root@samba /]# smbpasswd test
New SMB password:
Retype new SMB password:

Rồi bắt đầu khởi động dịch vụ Samba bằng lệnh:
[root@samba /]# service smb start
Starting SMB service: [OK]
Starting NMB service: [OK]

Do samba cần mở một số port khi chạy như (139,445,..) nên nếu bạn chưa biết cách cấu hình tường lửa và SELinux trong Linux, bạn có thể thử nghiệm dịch vụ bằng cách tắt chúng đi.
[root@samba /]# service iptables stop
Flushing firewall rules: [OK]
Setting chains to policy ACCEPT: filter [OK]
Unloading iptables modules: [OK]

[root@samba /]# setenforce permissive 

Để người dùng Windows truy cập được vào máy chủ chia sẻ tập tin Linux này, chúng ta dùng đường dẫn chia sẻ với địa chỉ IP của máy chủ Samba trong thanh địa chỉ của Windows Explorer.
Khi đó, một cửa sổ sẽ hiện ra yêu cầu nhập tài khoản, và mật khẩu. Bạn hãy nhập vào tài khoản người dùng test và mật khẩu tương ứng là truy cập thành công.
Nguồn: Tạp chí Mạng Máy Tính, phát hành ngày 10 hàng tháng, website: www.tapchimang.com

Link: http://www.ddth.com/showthread.php/241971-Dùng-Linux-làm-máy-chủ-chia-sẻ-tập-tin-cho-người-dùng-Windows#ixzz30zeGOZ5b

Du lịch biển Đà Nẵng: Viên gạch nhỏ xây thương hiệu lớn

Cách đây hơn 10 năm, Đà Nẵng mới thực sự chú ý đến tiềm năng du lịch biển mà thành phố này đang có ưu thế. Phải mất nhiều năm sau đó, từ chỗ chỉ dành cho việc đánh bắt ngư nghiệp, phục vụ người dân địa phương, biển Đà Nẵng dần trở thành điểm đến ưa thích của nhiều du khách trong và ngoài nước…

Nét quyến rũ trên biển Đà Nẵng. (Ảnh do BQL Bán đảo Sơn Trà cung cấp)

Mở hướng đi mới

Năm 2005, Tạp chí Forbes của Mỹ bình chọn biển Đà Nẵng là một trong 6 bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Đây được xem là kênh PR tuyệt vời thu hút khách du lịch đến với thành phố. Nhưng mãi đến đầu năm 2010, biển Đà Nẵng mới thực sự được đánh thức sau khi UBND thành phố đồng ý phê duyệt Đề án Quản lý và Khai thác các bãi biển du lịch Đà Nẵng (gọi tắt là Đề án 1584) với tổng kinh phí gần 4,6 tỷ đồng. Đề án được thực hiện trong 2 năm, 2010 và 2011, từ Sao Biển đến Khu nhà tắm nước ngọt số 1. Nguồn kinh phí này tập trung vào việc sắp xếp, quản lý các khu thể thao trên biển, xây dựng trạm điều hành, thiết lập đường dây nóng, lắp đặt thêm 6 nhà vệ sinh công cộng, hệ thống biển báo, bảng hướng dẫn, trồng cây xanh nâng cấp vỉa hè, bố trí thêm 100 ghế đá ở công viên ven biển, quy hoạch các bãi giữ xe, khu tắm nước ngọt…

Việc điều tra, khảo sát để từng bước thực hiện các hạng mục của đề án cũng nêu ra nhiều thiếu sót, hạn chế về tiện ích công cộng và dịch vụ du lịch bãi biển mà Đà Nẵng đang mắc phải. Đó là phương tiện cứu hộ còn thô sơ, chưa đồng bộ, tình trạng bán hàng rong, ốc hút, vui chơi thể thao không đúng quy định vẫn còn diễn ra. Chưa kể, rác thải tràn lan trên bãi biển mỗi buổi sáng do không thu gom kịp gây phản cảm với nhiều du khách. Công tác an ninh trật tự chỉ dừng lại ở việc kiểm tra, nhắc nhở nên không giải quyết triệt để các hành vi vi phạm…

Nhìn thấy hạn chế và từng bước khắc phục là những gì Đà Nẵng đang làm để mở ra hướng đi mới cho du lịch biển Đà Nẵng. Tại Hội thảo “Các ý tưởng xây dựng TP. Đà Nẵng” lần 2 tổ chức ngày 12-7 vừa qua, có nhiều ý kiến của chuyên gia, nhà làm du lịch đề xuất, góp ý cho việc phát triển du lịch biển tại thành phố này. Tại hội thảo, TS KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam đã đề xuất nhiều ý tưởng được xem là “quá sức” nhưng không kém phần hấp dẫn. Theo ông, Đà Nẵng cần có trung tâm du thuyền quy mô lớn, phù hợp với điều kiện địa hình, cảnh quan để phục vụ khách du lịch như Osaka (Nhật Bản), Marseille, Monaco (Pháp), Rotterdam (Hà Lan)…, kết hợp xây dựng đảo nhân tạo trên Vịnh Đà Nẵng. Cũng theo ông Chính, việc xây dựng cảng du thuyền sẽ làm tăng tính hấp dẫn và là yêu cầu cần thiết của đô thị du lịch biển mà Đà Nẵng đang có nhiều ưu thế.

Một tháng trước đó, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Đà Nẵng cũng thực hiện chương trình “Cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch” năm 2013 cho các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố. Cơ sở đạt chuẩn phải cam kết cung cấp dịch vụ du lịch tốt nhất cho du khách, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh và cùng nhau hợp tác để kích cầu du lịch, nhằm thu hút du khách đến Đà Nẵng trong thời gian tới.

Muốn lớn, phải đi từ nhỏ

Chưa đủ thực lực để sánh bằng Nha Trang (Khánh Hòa), Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Mũi Né (Bình Thuận) về các dịch vụ thể thao trên biển nhưng Đà Nẵng đã làm được những “vấn đề nhỏ ấn tượng” tạo sự hài lòng cho không ít du khách khi đến tắm biển tại đây. Giữa tháng 7, anh Nguyễn Anh Tuấn (Hà Nội) cùng gia đình vào Đà Nẵng tắm biển chia sẻ, trước khi chọn Đà Nẵng thực hiện chuyến du lịch mùa hè cho cả gia đình, qua tìm hiểu, anh được biết biển Đà Nẵng rất an toàn, ít xảy ra tình trạng đuối nước. Ngoài ra, rất nhiều người bạn của anh khi du lịch tại đây chẳng may để quên vật dụng đắt tiền như điện thoại, ipad, máy ảnh đều được người làm công tác giữ gìn an ninh trên bãi biển gửi trả lại. Đó là lý do anh rất muốn đến Đà Nẵng mùa hè năm nay.

Thông tin từ BQL Bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng cho biết, vào mùa hè, trung bình mỗi ngày có khoảng 40.000 lượt khách đổ về tắm biển. Khách đông, kéo theo sự vất vả của đội cứu hộ và đội quản lý trật tự du lịch biển (thuộc BQL). Vào giờ cao điểm, lực lượng trực ban liên tục huýt còi cảnh báo, ra hiệu cho người tắm trở vào nơi an toàn, tránh vùng nước sâu, nước xoáy.

Anh Nguyễn Quốc Vinh, đội trưởng đội cứu hộ cho biết, từ năm 2009 đến nay, biển Đà Nẵng chưa để xảy ra tình trạng du khách chết vì đuối nước dù không hiếm trường hợp bị sóng cuốn ra xa. Trung bình mỗi năm, lực lượng cứu hộ ứng cứu khoảng 300 trường hợp gặp nguy hiểm khi đang tắm biển. Bên cạnh đó, không ít du khách đến Đà Nẵng tắm biển cùng gia đình, xuống nước cùng nhau, nhưng khi lên bờ thì chẳng thấy con đâu mới hoảng hốt đi tìm vì không biết con mình đang ở dưới nước hay trên bờ. Nhận được tin báo, đội quản lý trật tự nhanh chóng lấy đặc điểm nhận dạng, thông báo trên loa phát thanh rồi phân nhau đi tìm theo từng khu vực. Đơn cử trường hợp mới đây nhất, vợ chồng chị Nguyễn Thị Lan Hương (TP. Hồ Chí Minh) cùng đoàn mải mê tắm biển tại khu vực biển Phạm Văn Đồng đã để thất lạc cô con gái 3 tuổi. Vợ chồng chị hốt hoảng, nước mắt ngắn dài chạy đến trạm điều hành nhờ các đồng chí đang trực ban tìm giúp. Giữa bãi biển đông người, sau 15 phút nỗ lực tìm kiếm, kết hợp phát thông tin trên hệ thống loa phát thanh chưa đạt kết quả thì có một người phụ nữ tốt bụng đã bế cháu bé đến trạm điều hành giao cho đồng chí trực ban. Lúc đón con gái tại trạm, chị Hương xúc động chỉ biết khóc và rối rít cảm ơn.

Thông qua hệ thống loa phát thanh và đường dây nóng, từ đầu năm đến nay, lực lượng cứu hộ đã tìm kiếm thành công 500 trẻ thất lạc bố mẹ khi tham gia tắm biển. Đặc biệt, mô hình loa phát thanh trên bãi biển Đà Nẵng được xem là đầu tiên và duy nhất đến thời điểm này trên cả nước. Anh Nguyễn Đức Vũ, Trưởng phòng Tổ chức sự kiện và Vận động tài trợ, BQL Bán đảo Sơn Trà và Các bãi biển du lịch Đà Nẵng chia sẻ, để từng bước thu hút du khách trong và ngoài nước đến với Đà Nẵng, việc hoàn thiện các dịch vụ du lịch biển là rất cần thiết. Trước mắt, chúng tôi sẽ tập trung củng cố những ưu thế mà biển Đà Nẵng đang có, trước khi tiếp tục phát triển những hạng mục, công trình mới nhằm từng bước đáp ứng nhu cầu du khách.

Điều du khách quan tâm

Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2013, Đà Nẵng đã đón 1,5 triệu lượt khách du lịch trong và ngoài nước, tăng gần 20% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhiều du khách Hà Nội khi được phỏng vấn đều trả lời vào Đà Nẵng chỉ với lý do tắm biển do biển ở đây sạch sẽ và an toàn, ít có tình trạng chặt chém. “Bên cạnh bãi biển sạch sẽ, tôi ấn tượng Đà Nẵng vì có hệ thống loa phát thanh dành riêng cho bãi biển. Chúng tôi được nghe thông báo những quy định lẫn giá cả các dịch vụ, mặt hàng đang kinh doanh tại đây. Nếu xảy ra tình trạng chặt chém, chúng tôi được hướng dẫn phản ánh tại đường dây nóng sẽ được giải quyết. Thế nhưng hầu như chẳng bao giờ tôi phải nhờ đến đường dây nóng vì các anh, chị bán hàng ở đây rất dễ thương, có khi còn cho tôi ký gửi đồ để thoải mái đi tắm biển”, chị Ngô Thị Nguyệt Minh, du khách đến từ Vĩnh Phúc cho biết.

Khác với các bãi biển du lịch khác trong cả nước, tại Đà Nẵng, hầu hết trên các bảng hiệu của người kinh doanh đều ghi hai thông tin chính: giá cả và số điện thoại đường dây nóng. Cũng theo anh Nguyễn Đức Vũ, tất cả những trường hợp sai phạm về giá cả được phản ánh về Ban, sau khi xử lý từ 3 lần trở lên, chúng tôi sẽ kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động tại bãi biển, nhường vị trí đó cho hộ khác có nhu cầu. Do vậy, rất hiếm khi xuất hiện tình trạng chặt chém xảy ra.

Cách đây không lâu, sau khi nhận được phản ánh của một số du khách về trường hợp khi đi băng qua bãi tắm nước ngọt bị thu tiền oan, BQL đã yêu cầu các chủ bãi tắm phải dựng các bảng thông báo ngay trước bãi tắm, hướng dẫn những người không sử dụng dịch vụ tại bãi tắm thì ra biển bằng các con đường mở bên cạnh. Anh Frank, du khách người Anh, đang du lịch tại Đà Nẵng cùng cô bạn gái tên Julia chia sẻ: “Khi đến Đà Nẵng, chúng tôi rất thích sự yên tĩnh, lịch sự và quy củ tại đây. Ngoài giá cả dịch vụ khá rẻ, việc có những biển báo chỉ dẫn trên bãi biển khiến chúng tôi hoàn toàn yên tâm vì biết mình phải làm gì, làm như thế nào để không gặp phải những phiền toái trong thời gian tắm biển và tắm nắng tại bãi biển”.

Tuy việc khai thác, sử dụng và quản lý biển ở thành phố thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra nhưng với “tuổi đời du lịch” còn rất trẻ, chắc chắn biển Đà Nẵng còn nhiều cơ hội để thực hiện ước mơ trở thành thị trường du lịch bền vững. Để làm được điều đó, cần có sự phối hợp hiệu quả giữ các đơn vị liên quan mà cụ thể là các ngành du lịch, văn hóa, tài nguyên, môi trường, quy hoạch đô thị, từng bước xây dựng thương hiệu biển Đà Nẵng quen thuộc và gần gũi trong lòng du khách.

Báo Đà Nẵng (TIỂU YẾN)

 

Tìm hiểu các dịch vụ trong hệ điều hành Linux

  1. Mỗi khi Linux khởi động hoặc shutdown, các bạn có thể thấy nó bật hoặc tắt rất nhiều dịch vụ (services). Nếu có quá nhiều dịch vụ được khởi động (hoặc tắt) trong hệ thống sẽ khiến cho các việc tắt bật hệ điều hành trở nên kéo dài và có thể gây khó chịu. Việc tìm hiểu và tùy chỉnh các dịch vụ cần thiết cho nhu cầu và các dịch vụ không cần thiết sẽ giảm thời gian tắt bật máy cũng như tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

    Đây là bài viết (chính xác hơn là dịch và tổng hợp) của mình về các dịch vụ của hệ điều hành Fedora 7 cũng như các hệ điều hành như RedHat hay CentOS để giúp các bạn (nhất là các bạn mới học Linux) hiểu rõ hơn những thứ mà khi bạn muốn trở thành một người nắm rõ hệ thống không thể bỏ qua (phù, thế là xong mở bài).
    Tuy là một bài viết về các dịch vụ trên hệ điều hành Fedora 7, tuy nhiên những gì dưới đây cũng có thể áp dụng được cho các hệ điều hành khác như CentOS, RedHat, …
    Bác quanta đã viết một bài giới thiệu về dịch vụ và các mức khởi động (runlevel) các bạn có thể tham khảo tại đây trước khi đi vào chi tiết bài viết.
    Quản lý các dịch vụ trong Fedora/CentOS
    Trong phần này, tôi sẽ đề cập tới dịch vụ là gì, runlevel là gì cũng như hướng dẫn mọi người các thiết đặt và và quản lý các dịch vụ có trong Fedora.
    Service (dịch vụ) thường được gọi là daemon là một chương trình xác định chạy ở nền của hệ thống và thường là không tương tác được (non-interactive). Các chương trình đó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm: quản lý phần cứng (hardware), truy cập mạng (network access), theo dõi (monitoring), ghi log (logging). Tất cả các hệ điều hành đều có một tập hợp các dịch vụ để tự động thực thi nhiều hoạt động.
    Runlevel: trong hệ thống linux, người dùng có thể đặt một dịch vụ hoặc một nhóm các dịch vụ chạy ở một chế độ xác định để thực hiện một vài mục đích nào đó hoặc giới hạn lại mục đích sử dụng của một / nhóm các dịch vụ đó. Đối với hệ điều hành Fedora hoặc các hệ điều hành Linux dựa trên nền RedHat thì runlevel có các giá trị chính sau:
    Runlevel-1: chế độ chạy đơn người dùng.(single-user mode)
    Runlevel-2: chế độ chạy đa người dùng (multi-user mode)
    Runlevel-3: chế độ đa người người, hỗ trợ mạng (multi-user and networking mode)
    Runlevel-5: X11 (runlevel 3 + X Windows System).
    Thông thường, các dịch vụ chạy ở chế độ đồ họa (dựa trên X-Server như startx) thì thì runlevel ở mức 5 và các dịch vụ không chạy ở chế độ đồ họa thì runlevel ở mức 3. Bình thường, không có dịch vụ nào chạy ở runlevel 1.
    Để xác định runlevel mà bạn đang sử dụng thì bạn sử dụng lệnh sau:
    Code:
    # /sbin/runlevel
    Để xác định runlevel mà hệ thống của bạn sẽ chạy ở lần khởi động kế tiếp:
    Code:
    # cat /etc/inittab | grep :initdefault: id:5:initdefault:
    Tương tự, bạn có thể chỉnh sửa file /etc/inittab và thay đổi giá trị initdefault ở dòng 18.
    Để chuyển giữa các runlevel, thay đổi giá trị RUNLEVEL bằng giá trị phù hợp (3, 5…)
    Code:
    # /sbin/init RUNLEVEL
    Chú ý: khi bạn thay đổi giá trị Runlevel bằng một giá trị khác 5, X-Server và GUI có thể tắt đột ngột. Cho nên bạn nên chạy lệnh này ở chế độ text console (CTRL – ALT – F1, F2, F3, F4) trước khi chuyển giá trị runlevel.
    Bật tắt các dịch vụ:
    Tất cả các dịch vụ đều được đặt ở chế độ bật (Enabled) hoặc tắt (Disable) ở tất cả các chế độ runlevel.
    Để xem các dịch vụ đang chạy tại một mức runlevel nào đó, thực hiện lệnh:
    Code:
    # /sbin/chkconfig – list
    Để tắt bật dịch vụ ở một runlevel nào đó, chạy lệnh Code:
    system-config-services
    nếu bạn đang ở chế độ đồ họa hoặc Code:
    ntsysv
    ở chế độ dòng lệnh.
    Các bạn có thể tắt bật một dịch vụ xác định nào đó bằng tay bằng cách dùng lệch chkconfig
    Code:
    # /sbin/chkconfig –level 35 crond on
    Câu lệnh trên có ý nghĩa: khởi động dịch vụ crond ở cả mức 3 và 5.
    Tham số –level có thể nhận giá trị từ 1 đến 5, hoặc kết hợp nhiều giá trị. Tùy chọn on có thể chỉnh thành off (trong trường hợp tắt dịch vụ nào đó). Để biết thêm tham số của lệnh chkconfig, bạn chạy lệnh:
    Code:
    # man chkconfig

Điều khiển các dịch vụ:
Bên cạnh việc thiết đặt một dịch vụ (tắt, bật, thiết đặt runlevel) mặc định làm gì khi khởi động hệ thống, các bạn cũng có thể tắt bật dịch vụ khi hệ thống đang hoạt động.
Để xem các dịch vụ đang chạy cùng hệ thống
Code:
# /sbin/service –status-all
Để xác định một chi tiết trạng thái hiện tại một services nào đó, chạy lệnh
Code:
# /sbin/service crond status
è xem trạng thái của dịch vụ crond.
Giá trị status có thể thay thế bằng start, stop, reload, restart, …
Tất cả các dịch vụ ở /etc/init.d/ có thể được điều khiển theo cách tương tự như trên.
Code:
# /etc/init.d/crond status
Các bạn có thể sử dụng system-config-servies để thực hiện các chức năng trên trong chế độ đồ họa. Tuy nhiên, sẽ có một vài vấn đề mà bạn sẽ gặp phải khi điều khiển các dịch vụ. Chính vì thế, việc học các câu lệnh trên sẽ rất hữu dụng cho bạn trong nhiều trường hợp.

********************************

Các dịch vụ trong Fedora/CentOS. Một cái nhìn tổng quan
Phần này sẽ đề cập đến chi tiết hơn từng dịch vụ riêng lẻ trong danh sách các dịch vụ mà hệ thống của bạn có thể có. Tuy nhiên, danh sách các dịch vụ dưới đây sẽ không đề cập một cách tường tận các dịch vụ đó mà chỉ giúp bạn có một cái nhìn tổng quát về những dịch vụ đó mà thôi. Và có thể, các bạn sẽ không thấy một vài dịch vụ này trong danh sách này ở trong hệ thống của bạn.
Chú ý:
– Hãy cẩn thận khi tắt một dịch vụ nào đó nếu bạn không biết một cách chắc chắn về dịch vụ đó.
– Không tắt các dịch vụ dưới đây (nếu như các bạn không biết các bạn đang làm cái gì):
haldaemon, messagebus, klogd, network, syslogd.
– Hãy chắc chắn áp dụng cho các serivce ở mức runlevel 3 và 5.

Giờ thì bắt đầu:
– ConsoleKit: ConsoleKit là một dịch vụ theo dõi những user nào đã đăng nhập vào hệ thống của bạn và các user đó đã làm gì với hệ thống của bạn (ví dụ như loại bàn phím, chuột mà user đó đã sử dụng). Nó được sử dụng bởi Fedora – User Fast Switching. Bạn nên bật dịch vụ này khi bạn sử dụng GNOME. Các dịch vụ chuyển đổi người dùng (user switching), quản lý điện năng (power management) và automounting devices của GNOME phụ thuộc vào ConsoleKit.
– NetworkManager, NetworkManagerDispatcher: NetworkManager là dịch vụ tự động chuyển đổi giữa các kết nối mạng. Dịch vụ này rất hữu dụng đối với những ai dùng laptop khi chuyển đổi giữa các kết nối không dây (Wifi Connection) và kết nối Ethernet (Ethernet Connection). Nếu bạn sử dụng máy tính cố định và IP máy tính là cố định (static IP) thì nên tắt dịch vụ này tuy nhiên nếu bạn đang sử dụng dịch vụ DHCP cho máy tính của mình thì nên bật dịch vụ này lên.
Thông tin chi tiết: http://www.gnome.org/projects/NetworkManager
– acpid (Advance Configuration and Power Interface) acpid là một chuẩn mở hệ thống mở cho phép điều khiển các hoạt động của các thiết bị plug-and-play, quản lý điện năng như khởi động, tắt và đặt hệ thống vào chế độ tiêu thụ ít điện năng. Dịch vụ này không được cài mặc định trong hệ thống Fedora 7. Bạn có thể bật dịch này khi nào bạn có nhu cầu.
Thông tin chi tiết: http://www.acpi.info
– anacron, atd, cron: là các dịch vụ lên lịch (schelduler) của hệ thống tuy nhiên chúng có một vài điểm khác biệt.
anacron: các bạn có thể lên lịch cho một tác vụ nào đó chạy trong vài ngày nhờ dịch vụ này
Thông tin chi tiết: http://anacron.sourceforge.net
atd: dịch vụ cho phép bạn chạy các tác vụ tại những thời điểm cụ thể.
==> 2 dịch vụ atdanacron thực sự không phù hợp lắm với những máy tính PC/Laptop. Chính vì vậy bạn có thể tắt 2 dịch vụ này đi.
crond: dịch vụ này tự động thực hiện các tác vụ đã được lên lịch sẵn. Đây là một trong những tác vụ cần thiết của hệ thống *nix, và tốt nhất là không nên dừng hoặc tắt hẳn dịch vụ này
Thông tin chi tiết:
http://www.unixgeeks.org/security/newbie/unix/cron-1.html
http://www.linuxhelp.net/guides/cron/
– auditd: dịch vụ lưu lại các bản ghi nhật kí (log) được tạo ra bởi nhân hệ điều hành. Đây là một dịch vụ mà bạn nên bật. auditd cung cấp các thông tin rất hữu dụng trong việc gỡ lỗi (debug) các vấn đề liên quan đến bảo mật (SELinux dùng auditd để log lại các sự kiện). Có một vài tiện ích mà bạn có thể dùng để xem lại log của auditdnhư aureport.
RH Magazine có một bài viết hướng dẫn sử dụng auditd để các bạn tham khảo.
– autofs: đây là dịch vụ của hệ thống để mount các ổ đĩa có thể tháo lắp (removeable disk) vào hệ thống khi có yêu cầu (ví dụ như USB). Dịch vụ này nên bật khi bạn có sử dụng các thiết bị như USB.
– avahi-daemon, avahi-dnsconfdavahi là hệ thống cho phép bạn có thể phát hiện các dịch vụ và các thiết bị đang chạy trong mạng cục bộ một cách dễ dàng. Điều này có nghĩa là khi máy tính của bạn trở thành một thành viên trong một mạng LAN nào đó thì ngay lập tức bạn có thể ngay lập tức “nhìn thấy” những ai mà bạn có thể chat, tìm thấy những máy in nào đang được chia sẻ, những file nào đang được chia sẻ trong mạng cục bộ. avahi sử dụng Zeroconf – một cách cho phép người dùng có thể tạo ra một mạng IP mà không cần tới việc phải có những server được cấu hình đặc biệt như DNS Servers.
Nếu bạn không có các thiết bị và các ứng dụng phù hợp với dịch vụ của avahi (nhưRhythmbox) thì bạn nên tắt dịch vụ này.
– bluetooth, hcid, hidd, sdpd, dund, pand: là các dịch vụ phục vụ cho việc kết nối Bluetooth (các bạn nên phân biệt Bluetooth và Wifi). Chính vì thế nếu như bạn không có thiết bị hỗ trợ kết nối Bluetooth thì bạn nên tắt những dịch vụ này. hcid là dịch vụ quản lý tất cả các thiết bị kết nối bằng Bluetooth, hidd hỗ trợ cho các thiết vị input (như chuột, bàn phím Bluetooth), dund hỗ trợ kết nối quay số (dial-up) thông qua Bluetooth còn pand là dịch vụ cho phép kết nối tới mạng Ethernet thông qua Bluetooth.
http://bluez.sourceforge.net/contrib/HOWTO-PAN

********************************

– capi: là dịch vụ cung cấp Common ISDN Programming Interface, nếu bạn đang sử dụng các thiết bị ISDN thì nên bật dịch vụ này, và dĩ nhiên là tắt nếu như không có các thiết bị đó.
– cpuspeed: là dịch vụ điều chỉnh tốc độ của CPU dựa vào lượng điện năng tiêu thụ. Các CPU cho dòng máy tính xách tay và cho dòng máy tính để bàn hiện nay có thể điều chỉnh lượng điện năng tiêu thụ phụ thuộc vào trạng thái của CPU, nếu CPU đang rỗi (idle) thì lượng điện năng tiêu thụ là ít, và tăng lượng điện năng tiêu thụ khi cần cải thiện hiệu năng. Nếu bạn đang sử dụng các dòng CPU: Pentium-M, Centrino, AMD PowerNow, Transmetta, Intel SpeedStep, Athlon-64, Athlon-X2, Intel Core 2 Duo thì nên bật dịch vụ này. Còn nếu bạn sử dụng các CPU chỉ có một trạng thái cố định duy nhất thì nên tắt.
– cpusd, cpus-config-daemon: CPUS (Common Printer Unix Solutions) là dịch vụ hỗ trợ việc in ấn. Chính vì thế bạn chỉ nên bật dịch vụ này nếu bạn có sử dụng máy in.
Thông tin thêm: http://www.easysw.com/cups/index.php
– dhcbbd: là giao diện cho hệ thống D-BUS để để khiển các thiết bị mạng trong mạng tính của bạn. Nếu máy tính đang chạy dịch vụNetworkManagerDHCP, hoặc sử dụng Laptop vào đòi hỏi việc chuyển đổi giữa các kết nối khác nhau (như chuyển từ Ethernet sang Wifi) thì bạn nên bật dịch vụ này. Còn nếu bạn đang sử dụng một IP cố định hoặc không sử dụng DHCP để kết nối thì nên tắt dịch vụ này.
– firstboot: là một dịch vụ của quá trình cài đặt Fedora để thực hiện những nhiệm vụ mà chỉ chạy trong lần khởi động máy đầu tiên sau khi cài đặt. Sau lần khởi động đầu tiên, mỗi lần khởi động sau đó, firstboot đều kiểm tra xem nó đã được chạy lần nào chưa (/etc/sysconfig/firstboot). Bạn nên tắt dịch vụ này.
– gpm: là dịch vụ hỗ trợ sử dụng con trỏ chuột trong chế độ console (dòng lệnh) không đồ họa. Nếu bạn không muốn sử dụng chế độ text-console (Ctrl-Alt-F1, F2, F3, F4) thì bạn nên bật dịch vụ này. Bạn cũng có thể để dịch vụ này chạy ở runlevel 3 (console) và không chạy không chạy ở runlevel 5 (x-server)
– hald: (Hardware Abstraction Layer Daemon) là dịch vụ tìm và lưu trữ các thông tin về các thiết bị phần cứng từ nhân hệ điều hành và từ phần cứng đó để hệ thống sử dụng vào các mục đích thích hợp. Vì vậy, bạn đừng tắt dịch vụ này vì rất nhiều ứng dụng chạy dựa vào dịch vụ này.
Thông tin thêm: Desktop and hardware configuration
– hplip, hpiod, hpssd: là các dịch vụ hỗ trợ các máy in, máy scan và máy fax dòng HP trên Linux bao gồm: Inkjet, Deskjet, OfficeJet, PhotoSmart, Bussiness Inkjet và các dòng LaserJet. HPLIP (HP Linux Imaging and Printing) được phát triển bởi HP Linux Printing Project. Nếu bạn đang sử dụng máy in HP, hãy bật dịch vụ này.

********************************

 

– httpd: là dịch vụ của Apache HTTP Web Server. Nếu bạn đang chạy máy chủ Web hoặc đang phát triển các ứng dụng web thì nên để dịch vụ này chạy, còn với những người dùng khác thì nên tắt dịch vụ này.
– iptables là phần mềm tưởng lửa của Linux. Dịch vụ này được khuyến cáo nên bật nếu như bạn đang kết nối vào Internet.
– ip6tables là phiên bản của iptables cho IPv6. Nếu bạn đang sử dụng IPv6 thì nên bật dịch vụ này.
– irda, irattach: là dịch vụ hỗ trợ các kết nối hồng ngoại giữa các thiết bị (di động, laptop, PDA). Nếu bạn không có thiết bị hồng ngoại, tắt dịch vụ này.
– irqbalance: dịch vụ giúp tăng hiệu năng của giữa các vi xử lý trong một hệ thống sử dụng nhiều bộ vi xử lý, giúp cân bằng giữa hiệu năng xử lý và lượng điện năng tiêu thụ. Nếu bạn không sử dụng bộ xử lý đa nhân thì nên tắt dịch vụ này. Những máy tính sử dụng các bộ vi xử lý đa nhân (như Intel Core 2 Duo, AMD X2) thì nên bật dịch vụ này. Dịch vụ này chạy sẽ không gây bất kì một ảnh hưởng nào đến hiệu suất của một hệ thống đơn lõi.
– isdn: là một dịch vụ kết nối Internet thông qua modem ISDN. Nếu bạn không có, tắt dịch vụ này.
– kudzu là một dịch vụ phát hiện các thay đổi phần cứng mỗi lần hệ thống khởi động ngay cả khi bạn không hề có một thay đổi phần cứng nào, dịch vụ này vẫn chạy. Đối với các máy PC và server khi việc thay đổi các thiết bị phần cứng là rất ít (hoặc không có) thì người dùng nên tắt dịch vụ này và chỉ bật những lúc cần thiết.
– lirc: là dịch vụ hỗ trợ việc điều khiển các hệ thống Linux từ xa thông qua hồng ngoại (tương tự như cái điều khiển từ xa của TV). Nếu bạn có các thiết bị và ứng dụng phù hợp, hãy bật dịch vụ này.
– lisa: là một dịch vụ cung cấp thông tin về mạng LAN. Dịch vụ này cung cấp các chức năng tương tự như “network neighbourhood” như ở Windows. Nếu bạn đang sử dụng SAMBA hoặc NFS thì có thể dịch vụ này không cần thiết. Với hầu hết người dùng, nên tắt dịch vụ này.
Thông tin thêm:
http://docs.kde.org/stable/en/kdenetwork/lisa
http://docs.kde.org/userguide/networking-with-windows.html
– lm_sensors cho phép bạn theo dõi các các giá trị cảm của mainboard như nhiệt độ, hiệu điện thế, và tốc độ của quạt.. Bạn chỉ có thể chạy dịch vụ này nếu phần cứng hỗ trợ các cảm biến để theo dõi (thường được sử dụng trong các laptop và các high-end servers). Dịch vụ này cực kì hữu dụng khi theo dõi tình trạng của PC. Nếu bạn không cần đến nó, tắt dịch vụ này. Dịch vụ này hỗ trợ cho những người sử dụng phần mềmGKrellM
– mcstrans: (SELinux Context Translation System Daemon) cung cấp các thông tin cho người sử dụng SELinux. Nếu bạn bật SELinux, thì dịch vụ này cũng nên bật. Nếu bạn không sử dụng SELinux hãy tắt dịch vụ này.
Thông tin thêm:
http://fedoraproject.org/wiki/SELinux/Understanding
http://danwalsh.livejournal.com
– mdmonitor: Là dịch vụ dùng để theo dõi các phần mềm RAID hoặc thông tin về LVM. Nếu hệ thống của bạn không sử dụng RAID thì nên tắt dịch vụ này
Thông tin thêm:http://www.linuxdevcenter.com/pub/a/linux/2002/12/05/RAID.html
– messagebus: là một dịch vụ IPC (Interprocess Communication). Dịch vụ này sẽ phát các thông báo về các sự kiện của hệ thống ví dụ như các thay đổi trong hàng đợi của máy in hay việc thêm hoặc bỏ một thiết bị nào đó ra khỏi hệ thống. Dịch vụ này kháckuzdu ở chỗ, kuzdu chỉ chạy khi khởi động hệ thống còn dịch vụ này chạy cùng với hệ thống. Dịch vụ này giao tiếp với hệ thống D-BUS, một thành phần quan trọng của hệ thống. Chính vì vậy, không tắt dịch vụ này.
– netconsole: dịch vụ cho phép người dùng đăng nhập từ console. Nếu bạn dùng GUI, tắt dịch vụ này.
– netfs: là dịch vụ tự động mount bất kì một mạng chia sẻ file nào như NFS, Samba khi khởi động. Đây là một dịch vụ rất hữu dụng nếu bạn kết nối tới một server nào đó hoặc đang chia sẻ file trong mạng cục bộ của mình. Hầu hết những PC hay Laptop độc lập nên tắt dịch vụ này vì không cần thiết.
– netplugd: là một dịch vụ để theo dõi các network interfaces (giao tiếp mạng) và thực thi các lệnh điều khiển khi trạng thái của các interfaces. Bạn nên tắt dịch vụ này.
Chú ý: hiện nay netplug đã dừng phát triển và được thay thế bằng ifplugd.
Thông tin thêm: http://0pointer.de/lennart/projects/ifplugd/
– nfs, nfslock: là mạng chia sẻ file chuẩn của hệ thống Unix/Linux/ BSD. Nếu bạn không cần chia sẻ file, tắt dịch vụ này.
– nscd: là dịch vụ xử lý và lưu trữ password cho việc đặt tên và xác thực cho các dịch vụ như NIS, NIS+, LDAP. Nên tắt dịch vụ này.
– ntpd: dịch vụ tự động cập nhật thời gian hệ thống từ internet. Nếu máy tính của bạn luôn kết nối Internet thì có thể bật dịch vụ này.
– pcsd: là dịch vụ hỗ trợ cho Smart Cards and Smart Card Readers (các thẻ thông minh và đầu đọc các thẻ thông minh). Nếu bạn không có những thiết bị như trên, tắt dịch vụ này.
Thông tin thêm:
http://www.smartcardalliance.org
http://pcsclite.alioth.debian.org
http://www.linuxnet.com/musclecard/index.html

********************************

 

– portmap: là dịch vụ quản lý các kết nối RPC (Remote Procedure Call). Nhiệm vụ chính là chuyển số của các chương trình RPC sang số hiệu cổng của giao thức TCP/IP (hoặc UDP/IP). Những ứng dụng phổ biến nhất sử dụng portmap là NFS và NIS. Chính vì thế nếu hệ thống của bạn dựa trên NIS hoặc NFS, không tắt dịch vụ này.
Thông tin thêm: http://www.linux-nis.org/nis-howto/HOWTO/portmapper.html
– readahead_early, readahead_later: là những dịch vụ cải thiện khả năng khởi động của thệ thống bằng cách nạp trước một số chương trình xác định vào bộ nhớ. Nếu bạn muốn khởi động nhanh hơn, bật dịch vụ này.
– restorecond: là một dịch vụ của SELinux, theo dõi và phục hồi các thông tin ngữ cảnh cho SELinux. Đây là một dịch vụ có thể không cần thiết nhưng nếu bạn sử dụng SELinux, hãy bật dịch vụ này lên.
– rpcbind: một dịch vụ tương tự portmap.
– rpcgssd, rpcidmapd, rpcsvcgssd: là những dịch vụ cần thiết cho NFS v4. Nếu bạn không có nhu cầu sử dụng NFS v4. Hãy tắt chúng.
Thông tin thêm: http://nfs.sourceforge.net
– sendmail: là một máy chủ SMTP (Simple Mail Transfer Protocol), sendmail làm nhiệm vụ chuyển mail từ hệ thống này đến một Mail Transport Agent. Nếu bạn đã sử dụng Evolution hay Thunderbird hoặc dùng các web-mail (như Yahoo!Mail, Gmail) hãy tắt dịch vụ này.
– setroubleshoot một dịch vụ chẩn đoán lỗi của SELinux. Dịch vụ này cung cấp thông tin cho setroubleshoot browser. Ứng dụng này sẽ đưa ra các thông báo trên desktop nếu như có vấn đề nào đó vói SELinux (thường là từ chối AVC). Đây không phải là một dịch vụ quan trọng tuy nhiên nó sẽ rất hữu ích cho việc gỡ lỗi các vấn đề SELinux. Nên bật dịch vụ này nếu bạn đã bật SELiux.
– smartd: (SMART Disk Monitoring Deamon) được dùng để theo dõi, dự báo hư hỏng hoặc các vấn đề liên quan tới ổ đĩa cứng. Hầu hết người dùng máy tính để bàn có thể không cần dịch vụ này nếu không có những vấn đề có khả năng xảy ra. Tuy nhiên, dịch vụ này được khuyến cáo là bật (đặc biệt là cho các máy chủ).
– smolt: dịch vụ này cung cấp thông tin cho Smolt để làm các bản báo cáo thống kê nhằm trợ giúp cho các nhà phát triển Fedora. Các thống kê có sẵn tại đây. Những người dùng có mong muốn chia sẻ thông tin thì nên bật dịch vụ này.
– sshd: (Secure Shell) cho phép mọi người có thể đăng nhập và chạy các ứng dụng trên máy tính của bạn từ máy tính của họ trong mạng LAN hoặc từ xa. Đây là một vấn đề bảo mật tiềm tàng. Nếu bạn không cần đăng nhập từ xa vào máy tính của mình thì nên tắt dịch vụ này.
Thông tin thêm:
http://www.ssh.com
http://www.openssh.com
– syslog: là dịch vụ ghi nhật kí (log) cho hệ thống Linux. Không tắt dịch vụ này
Thông tin thêm:
http://www.syslog.org/
– yum-updatesd: là dịch vụ cập nhật của yum. Dịch vụ này sẽ thông báo cho bạn biết những gói phần mềm cập nhật hiện đang có và sẵn sàng để cài vào máy tính của bạn (bao gồm các bản vá lỗi và các bản cập nhật phiên bản mới hơn của các phần mềm đang có trên máy tính của bạn). Nếu bạn không có một kết nối Internet 24/24 thì nên tắt dịch vụ này.
Thông tin thêm:
http://linux.duke.edu/projects/yum
http://www.redhat.com/magazine/024oct06/features/fc62
— Sưu tầm —

Hướng dẫn sử dụng text editor vi trong linux

Trong môi trường command line để quản lý hệ thống, bạn cần thông thạo ít nhất một text editor (trình soạn thảo). Trước đây Thủ thuật Việt Nam đã có bài viết hướng dẫn sử dụng nano editor trong Linux. Trong bài này sẽ hướng dẫn bạn sử dụng trình soạn thảo vi trong Linux

Thực chất vi khó làm quen hơn nano, tuy nhiên nếu quen với vi, bạn sẽ thấy hữu dụng hơn nano

Dưới đây là những chức năng vi có

1. Mở file

Cũng giống như các editor khác bạn cần sử dụng vi trước tên file

vi /duong_dan_den_file

ví dụ: vi /var/www/index.php sẽ mở file index.php trong editor

2. Đóng file

Khi đã làm việc với file xong, để đóng file bạn bấm “Esc” (phím Escape) rồi gõ

:q

để thoát và không lưu

:wq

lưu lại nội dung file và thoát

3. Sửa file

Trong vi có 2 chế độ là command mode và insert mode. Mặc định là command mode. Để chuyển sang chế độ sửa hoặc ghi vào file (insert mode) bạn sử dụng

:i

để chuyển sang chế độ insert mode (ký tự được ghi phía trước con trỏ)

:a

để chuyển sang chế độ insert mode (ký tự được ghi phía sau con trỏ)

Lưu ý : trong chế độ insert mode bạn không thể dùng các command (các lệnh của vi như tìm kiếm ….), để có thể dùng command bạn cần thoát chế độ insert trước (bằng cách gõ Esc trên bàn phím)

4. Di chuyển con trỏ

Để di chuyển con trỏ bạn sử dụng các phím h,j,k,l hoặc các phím mũi tên tương ứng trên bàn phím

5. Xóa dòng

Để xóa 1 dòng, bạn di chuyển con trỏ đến đầu dòng đó và gõ dd

6. Copy và paste

Để copy 1 dòng, bạn gõ 

yy

Để paste dòng đó, di chuyển đến nơi cần paste và gõ

p

7. Tìm kiếm

Để tìm kiếm bạn gõ / hoặc ?, phía sau là từ cần tìm kiếm

Ví dụ 

/ServerName

sẽ tìm kiếm từ ServerName trong file

Nếu vi nhảy đến kết quả đầu tiên chưa đúng ý bạn, để tiếp tục xem dòng khác gõ n

8. Nhảy đến 1 dòng hoặc cột nào đó

Gõ số dòng muốn nhảy đến và gõ G, nhảy đến cột nào đó gõ |

ví dụ : 

89G

sẽ nhảy đến dòng 89

21|

sẽ nhảy đến cột 21

– See more at: http://thuthuatvietnam.com/huong-dan-su-dung-text-editor-vi-trong-linux.html#sthash.SbulfqN0.dpuf

Hướng dẫn sử dụng nano editor trong Linux

Khi đăng nhập vào linux server qua ssh bạn sẽ phải cần đến một text editor để sửa chữa các file cấu hình, file html, các file script …. Có rất nhiều text editor như vi, emacs, … Tuy nhiên với các editor này bạn sẽ phải mất nhiều thời gian để thông thạo. Riêng với nano thì lại quá dễ để làm quen và sử dụng.

Để làm quen với nano, việc đầu tiên bạn phải làm quen với một số phím tắt của nano, bởi trong nano bạn không thể sử dụng chuột. Chúng ta thử tạo một file index.php trong /var/www và mở bằng nano để xem cửa sổ làm việc của nano editor

cd /var/www

nano index.php

nano editor linux

Để di chuyển con trỏ trong nano bạn sử dụng các phím : Lên, xuống, trái, phải.

Như bạn thấy trong hình bên dưới khung làm việc có bảng hướng dẫn các phím tắt trong nano editor.

Quy ước trong nano dấu “^” có nghĩa là phím Ctrl trong Windows, M có nghĩa là Alt trong Windows

Ví dụ nếu trợ giúp viết ^X thì bạn phải giữ phí Ctrl và nhẫn phím X

Lưu và thoát 

Nếu bạn muốn lưu lại các thay đổi, Nhấn tổ hợp phím Ctrl + O.

Để thoát khỏi nano nhấn Ctrl + X, khi thoát khỏi file đã có nội dung trước và bạn thay đổi nội dung, editor sẽ hỏi bạn có muốn save không? Nếu muốn gõ Y, ngược lại gõ N và Enter.

nano editor linux

Trường hợp nếu bạn xác nhận nhầm thao tác save, bạn có thể nhấn tổ hợp Ctrl + C khi xuất hiện màn hình tên file

nano editor linux

Cut và paste

Để cut một dòng bạn sử dụng Ctrl + K, để paste dòng đó bạn sử dụng Ctrl + U.

Để chọn nhiều dòng trong nano editor bạn có thể sử dụng Ctrl + 6 hoặc Alt + A rồi di chuyển lên xuống

nano editor linux

Tìm kiếm (search) trong nano editor

Trong nano để search bạn nhấn Ctrl + W và gõ từ cần tìm và Enter, nếu bạn chưa tìm được dòng bạn muốn và muốn tiếp tục đến dòng khác gõ Alt + W

Hiển thị số dòng trong nano editor

Có 2 cách để hiển thị

– Thiết lập khi mở file bằng cách truyền tham số -c

nano index.php -c

– Nhấn Ctrl + c để hiển thị dòng hiện tại

– See more at: http://thuthuatvietnam.com/huong-dan-su-dung-nano-editor-trong-linux.html#sthash.A8tb50ix.dpuf

Subversion (SVN)

Subversion (SVN) là một phần mềm mã nguồn mở dùng để quản lý và kiểm tra các phiên bản mã nguồn khác nhau trong quá trình phát triển phần mềm.

Trong bài viết này tôi sẽ trình bày các bước thiết lập một máy chủ Subversion trên nền hệ điều hành CentOS. Bài hướng dẫn này bao gồm các nội dung chính:

– Cài đặt subversion và cách tạo một repository mới

– Thiết lập WebDAV để có thể sử dụng SVN qua giao thức HTTP

Bạn cần hiểu về các khái niệm của SVN trước khi cài đặt. Có thể tham khảo ở link sau: http://svnbook.red-bean.com/en/1.5/svn.basic.html

 

  1.  Cài đặt Subversion

Trên Centos, cài đặt subversion rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng lệnh yum:

# yum install subversion

 

  1.  Bước tiếp theo sẽ là tạo một repository mới. Giả sử bạn đã có thư mục /services/subversion, và muốn tạo repository mới ở đây, tên là new_project. Các lệnh để thiết lập như sau:

# svnadmin create –fs-type fsfs /services/subversion/repositories/new_project

 

  1.  Cài đặt và cấu hình mod_dav_svn của Apache

WebDAV (RFC 2518) là một tập hợp các chuẩn mở rộng của giao thức HTTP, để cho phép nhiều người dùng có thể hợp tác sửa đổi và quản lý từ xa các file trên một webserver. Được viết dựa trên tập chuẩn WebDAV, module dav_svn của Apache cho phép chúng ta truy cập repository SVN của mình thông qua máy chủ web Apache.

– Cài đặt mod_dav_svn:

# yum install mod_dav_svn

– File /etc/httpd/conf.d/subversion.conf:

LoadModule dav_svn_module modules/mod_dav_svn.so

LoadModule authz_svn_module modules/mod_authz_svn.so

< Location /repos/ >

DAV svn

SVNParentPath /services/subversion/repositories/

AuthzSVNAccessFile /services/subversion/auth/acl

SVNListParentPath on

SVNPathAuthz off

AuthType Basic

AuthName “SVN Center”

AuthUserFile /services/subversion/auth/account

Require valid-user

</Location >

Các tham số quan trọng của file subversion.conf:

Tham số Location quy định URL SVN của bạn (VD: http://example.com/repos/new_project).

Tham số SVNParentPath khai báo đường dẫn tới thư mục chứa các repository.

Tham số AuthUserFile khai báo đường dẫn tới file chứa các tài khoản người dùng SVN.

Giá trị của tham số AuthzSVNAccessFile là đường dẫn đầy đủ của file cấu hình ACL, có chức năng phân quyền cho người dùng.

– Tạo thư mục auth:

# mkdir /services/subversion/auth

– Tạo file tài khoản:

# touch /services/subversion/auth/account

– Tạo file access control list:

# touch services/subversion/auth/acl

– Restart Apache:

# service httpd restart

 

  1.  Để có thể sử dụng repository new_project ta đã tạo ở bước 2, cần thiết lập permission cho phép Apache sử dụng thư mục repository (giả sử Apache đang được chạy bởi user apache):

# chown -R apache:apache /services/subversion/repositories/new_project

# chmod -R g+w /services/subversion/repositories/new_project

# chmod g+s /services/subversion/repositories/new_project/db

 

  1.  Tạo một tài khoản SVN mới bằng lệnh (hệ thống sẽ yêu cầu bạn khai báo mật khẩu cho tài khoản này):

# htpasswd -m /services/subversion/auth/account svn_user

 

  1.  Cấp quyền truy cập cho tài khoản svn_user bằng cách khai báo repository và tài khoản vào file acl như sau:

[new_project:/]

svn_user = rw

 

Như vậy, tài khoản svn_user sẽ có quyền đọc và ghi đối với repository new_project. Bạn có thể check out repository của mình thông qua URL http://example.com/repos/new_project với tài khoản trên.

Nếu bạn muốn tạo thêm một repository mới, hãy thực hiện lại các bước 2, 4, 5, 6.

 

Để tìm hiểu thêm về cách cài đặt và cấu hình Subversion, bạn hãy đọc chương 5 của ebook:http://svnbook.red-bean.com/en/1.5/svn-book.html